Vụ kiện của Robert William Kearns, nhà phát minh cần gạt nước không liên tục
Robert William Kearns (sinh ngày 10/3/1927 – mất ngày 9/2/2005) là nhà phát minh hệ thống gạt nước không liên tục mà được dùng hầu hết trên các xe hơi từ năm 1969 đến nay. Bằng sáng chế đầu tiên của ông được đăng ký vào ngày 1/12/1964.
Kearns đã thắng một trong những vụ kiện nổi tiếng nhất về việc vi phạmbằng sáng chế nhằm chống lại Công ty Ford Motor. Dựa vào việc phát minhvà đã được cấp bằng sáng chế về cơ chế hệ thống gạt nước không liên tục, mà rất hữu dụng trong trường hợp mưa nhỏ hay sương mù, Kearns đấu tranh để các tập đòan sản xuất xe hơi nổi tiếng nhất phải trả chi phí trong việc nhường quyền sử dụng kỹ thuật này. Tất cả các nhà sản xuất này đã từng từ chối phát minh của ông, rồi lại bắt đầu lắp đặt hệ thống gạt nước không liên tục trên xe hơi do họ sản xuất từ năm 1969.
Robert Kearns cho biết nguyên nhân sâu xa phát minh của ông là một tainạn xảy ra trong đám cưới của ông năm 1953, khi một nút bần chai rượusâm banh bắn trúng mắt trái của ông, khiến về sau hầu như con mắt này mù hẳn. Tai nạn mù mắt này đã khiến Kearns gặp khó khăn khi lái xe đặc biệt trong những cơn mưa. Sự chuyển động liên tục của các cần gạt nước làm ông không thể thấy được gì. Ông đã mô hình cơ chế hệ thống gạt nước không liên tục theo cơ chế mắt người thường chớp trong vài giây chứ không gạt liên tục từ trái sang phải rồi từ phải sang trái như cần gạt nước vào thời đó.
Sau nhiều năm làm thí nghiệm tại nhà và trên chính xe hơi của mình –“Nếu trời mưa,” người vợ cũ của ông, Phyllis Hall, nhớ lại, “Tôi phải bỏ hết mọi thứ và cùng ông ấy đi ra ngoài bằng xe” – Kearns tin rằng phát minh của ông đã hoàn tất.
Kearns đăng ký bằng sáng chế, lắp đặt hệ thống gạt nước lên chiếc xe Ford Galaxie đời 1962 và lái đến trụ sở chính của Ford. Tại đây các kỹ sư của Ford đã xem xét xe hơi của ông, từ chối phát minh của ông và cho rằng ông đang điều khiển các cần gạt bằng một phím bấm trong túi áo ông.
Lúc đó các kỹ sư Ford đang thí nghiệm hệ thống cần gạt làm việc theo nguyên tắc chân không, trong khi Kearns là người đầu tiên phát minh cần gạt không liên tục làm việc bằng một động cơ điện. Sau một thời gian không thấy Ford trả lời, Kearns tiếp tục công việc một mình.
Năm 1976, con trai của Kearns mua một mạch điện điều khiển hệ thống gạt nước không liên tục của Mercedes-Benz. Kearns tháo mạch ra và khám phá rằng mạch này hầu như giống với những gì ông phát minh. Ông bị sốc nặng đến mức phải vào bệnh viện tâm thần và khi ra khỏi viện, mái tóc đỏ của ông trở thành bạc trắng.
Kearns kiện Công ty Ford Motor năm 1978 và Công ty Chrysler vào năm1982 về việc vi phạm bằng sáng chế. Trường hợp kiện Ford được đưa ra xử vào năm 1990 và đã có hai lần xử như vậy. Ford thua, mặc dầu tòa công bố sự vi phạm của Ford là không cố tình, và Ford đồng ý trả cho Kearns10,1 triệu USD với thỏa thuận không kháng cáo.
Kể từ khi kiện Công ty Ford, cả cuộc đời Kearns là theo đuổi các vụ kiện nhắm vào các công ty xe hơi trong và ngòai nước Mỹ đã vi phạm sángchế của ông.Vào khỏang đầu thập niên 1980, vợ ông đã không thể chấp nhận nổi. Bà, mà giờ này đang sống ở Arizona nhớ lại, ,“Đây thực là một nỗi ám ảnh đến kinh khủng. Tôi nói với ông ấy, tôi không thể sống cuộc sống như vậy”. Kearns trả lời, “Vụ kiện là cuộc sống của tôi”. Khi họly dị vào năm 1989, Kearns một mình tiếp tục vụ kiện chống lại Ford.
Sau khi kiện thắng Ford, Kearns tự mình làm luật sư trong vụ kiện chống lại Chrysler, ngay cả việc hỏi các nhân chứng tại tòa. Phán quyết của tòa được đưa ra vào năm 1992, với phần thắng thuộc về Kearns. Tòa yêu cầu Chrysler trả cho Kearns 18,1 triệu USD. Chrysler kháng cáo quyết định của tòa nhưng Tòa án Liên Bang giữ nguyên phán quyết.
Lý luận mà các tập đòan xe hơi đưa ra để chống lại Kearns là hệ thống cần gạt nước không liên tục của ông không có bộ phận nào mới. Thế nhưng, Kearns đã chỉ ra rằng bằng sáng chế của ông độc đáo ở chổ là đã sắp xếp các bộ phận tuy không mới nhưng theo một cách riêng biệt để tạo ra hệ thống cần gạt nước độc đáo.
Một mình đi kiện, Kearns đã kiệt sức đến mức không còn tự quản lý các đơn kiện của mình. Khi ông không hòan thành kịp thời hạn cuối để nộp các đơn kiện chống lại Công ty General Motors, các công ty xe hơi Đứcvà Nhật, thẩm phán Avern Cohn, người chủ trì tất cả các vụ xử củaKearns tại Detroit, đã từ chối xét xử tất cả các trường hợp còn lại.
Và rồi, bằng sáng chế của Kearns đã hết hiệu lực, đã đi qua 17 năm độc quyền. Ông mua một căn nhà tại Wye River, gần Queentown và sống mộtcuộc sống hưu trí không dễ dàng. Ông vẫn thường gọi cho các con mình và luật sư để bàn về việc gia hạn các bằng sáng chế của mình.
Trong những năm cuối đời, ông dùng hai xe cũ: xe tải nhỏ Ford đời 1978và xe Chrysler 1965. Trên cả hai xe đều không có hệ thống cần gạt không liên tục.
(sưu tầm)
Các tin khác
Luật sư Trịnh Cẩm Bình đại diện bảo vệ quyền lợi cho Công ty GBS trong vụ án
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình bào chữa cho bị cáo Khối Hội sở trong vụ án Hà Văn Thắm-Ngân hàng Oceanbank
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi về chất lượng nhà tái định cư và nguyên nhân
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trả lời phỏng vấn về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng