Mua bán doanh nghiệp và những điểm cần lưu ý
25/07/2016 22:59
Mua bán doanh nghiệp là một thuật ngữ chung để mô tả cách thức chuyển quyền sở hữu đối với một loại tài sản đặc biệt không phải là hàng hóa như trong giao dịch mua bán dân sự thông thường mà là đối với doanh nghiệp hoặc một bộ phận doanh nghiệp. Nói đến mua bán doanh nghiệp là nói đến cụm từ “mua bán, sáp nhập doanh nghiệp” hay “M&A” (Merger and Acquisition).
Pháp luật Việt Nam không đề cập tới khái niệm “mua bán doanh nghiệp”. Tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát: Mua bán doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu một doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp từ chủ sở hữu ban đầu sang cho chủ sở hữu mới. Pháp luật Việt Nam quy định hai trường hợp có nét tương đồng với mua bán doanh nghiệp, đó là sáp nhập doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp.
Pháp luật Việt Nam không đề cập tới khái niệm “mua bán doanh nghiệp”. Tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát: Mua bán doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu một doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp từ chủ sở hữu ban đầu sang cho chủ sở hữu mới. Pháp luật Việt Nam quy định hai trường hợp có nét tương đồng với mua bán doanh nghiệp, đó là sáp nhập doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp.
1. Về sáp nhập doanh nghiệp.
Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp được đề cập cả trong Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Cạnh tranh 2004.
Điều 195 Luật Doanh nghiệp quy định: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Tương tự, Luật Cạnh tranh 2004 quy định “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.” (K1 Điều 17).
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
“a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.”
Sau khi thực hiện việc sáp nhập, công ty nhận sáp nhập phải làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
(1) Hợp đồng sáp nhập;
(2) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
(3) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
(4) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
2. Về mua lại doanh nghiệp.
K3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới được quyền bán toàn bộ doanh nghiệp; các loại hình doanh nghiệp còn lại thực hiện việc mua lại doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần đối với công ty cổ phần và chuyển nhượng phần vốn góp đối với công ty TNHH.
3. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện việc mua bán doanh nghiệp
3.1. Các trường hợp không được sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
Sáp nhập doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp được coi là các hành vi tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004. Do đó, để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, nhà làm luật đặt ra một số quy định về điều kiện tiến hành tập trung kinh tế. Theo đó, việc tập trung kinh tế sẽ không được phép thực hiện trong trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật Cạnh tranh hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
3.2. Nghĩa vụ thông báo tới cơ quan quản lý cạnh tranh về việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.
Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 043.938.7405 - 0989.059.526
Email: lienhe@luatbiendong.vn
CÔNG TY LUẬT BIỂN ĐÔNG
P301, số 5, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp được đề cập cả trong Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Cạnh tranh 2004.
Điều 195 Luật Doanh nghiệp quy định: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Tương tự, Luật Cạnh tranh 2004 quy định “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.” (K1 Điều 17).
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
“a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.”
Sau khi thực hiện việc sáp nhập, công ty nhận sáp nhập phải làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
(1) Hợp đồng sáp nhập;
(2) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
(3) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
(4) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
2. Về mua lại doanh nghiệp.
K3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới được quyền bán toàn bộ doanh nghiệp; các loại hình doanh nghiệp còn lại thực hiện việc mua lại doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần đối với công ty cổ phần và chuyển nhượng phần vốn góp đối với công ty TNHH.
3. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện việc mua bán doanh nghiệp
3.1. Các trường hợp không được sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
Sáp nhập doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp được coi là các hành vi tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004. Do đó, để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, nhà làm luật đặt ra một số quy định về điều kiện tiến hành tập trung kinh tế. Theo đó, việc tập trung kinh tế sẽ không được phép thực hiện trong trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật Cạnh tranh hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
3.2. Nghĩa vụ thông báo tới cơ quan quản lý cạnh tranh về việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.
Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 043.938.7405 - 0989.059.526
Email: lienhe@luatbiendong.vn
CÔNG TY LUẬT BIỂN ĐÔNG
P301, số 5, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Các tin khác
- Tư vấn đầu tư vào Việt Nam
- Điều kiện và thủ tục cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Thủ tục cấp phép kinh doanh nước uống tinh khiết
- Mua lại doanh nghiệp tư nhân
- Chuyển đổi Hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
- LUẬT SƯ TƯ VẤN THƯỜNG XUYÊN
- Góp vốn thành lập Công ty
- Giảng viên có được tham gia hoạt động kinh doanh
Video
Luật sư Trịnh Cẩm Bình đại diện bảo vệ quyền lợi cho Công ty GBS trong vụ án
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình bào chữa cho bị cáo Khối Hội sở trong vụ án Hà Văn Thắm-Ngân hàng Oceanbank
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi về chất lượng nhà tái định cư và nguyên nhân
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trả lời phỏng vấn về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Dịch vụ luật sư
Hỏi đáp
Liên kết website