Đại diện theo pháp luật và theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
19/02/2016 22:37
0-showroom-mau-xanh-3.jpg Download
Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định: Người đại diện trong tố tụng dân sự gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, đối với việc ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định: Người đại diện trong tố tụng dân sự gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, đối với việc ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
Với những quy định nêu trên, thực tế đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi và áp dụng quy định pháp luật trong các vụ việc thực tế. Theo quy định trên, việc một cá nhân hoặc pháp nhân ủy quyền cho một pháp nhân đại diện mình thực hiện các giao dịch hoặc giải quyết tranh chấp tại Tòa án không được chấp nhận. Các cơ quan hành chính hoặc Tòa án cho rằng quy định trên xác định người được ủy quyền chỉ là cá nhân, không bao gồm pháp nhân. Nhiều trường hợp cá nhân hoặc pháp nhân không thể ủy quyền cho Công ty luật hoặc Văn phòng luật sư đại diện cho mình.
Đối với những vụ kiện lao động do tập thể người lao động khởi kiện, Bộ luật tố tụng dân sự chưa xác định cá nhân hay tổ chức nào là đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động tham gia tố tụng tại Tòa án.
Trong những vụ việc một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và thường xuyên bị chồng, vợ của họ hắt hủi, đánh đập tàn tệ, họ không thể tự khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu ly hôn. Cha mẹ hoặc người thân thích của họ cũng không thể đại diện cho con để đưa đơn kiện ly hôn tại Tòa án. Do đó, quyền lợi hợp pháp của người vợ hoặc chồng trong trường hợp này không được pháp luật bảo vệ.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã khắc phục những hạn chế trên. Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định bổ sung về người đại diện trong tố tụng dân sự.
Theo đó, người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Người đại diện theo pháp luật cho tập thể lao động khởi kiện vụ án lao động là tổ chức đại diện tập thể lao động. Tổ chức đại diện tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.
Trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ, cha mẹ hoặc người thân thích của người đó được đại diện để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Những quy định mới trên về người đại diện đã tạo hành lang pháp lý tốt hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự.
Quy định này của của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực từ ngày 01/7/2016; Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Với những quy định nêu trên, thực tế đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi và áp dụng quy định pháp luật trong các vụ việc thực tế. Theo quy định trên, việc một cá nhân hoặc pháp nhân ủy quyền cho một pháp nhân đại diện mình thực hiện các giao dịch hoặc giải quyết tranh chấp tại Tòa án không được chấp nhận. Các cơ quan hành chính hoặc Tòa án cho rằng quy định trên xác định người được ủy quyền chỉ là cá nhân, không bao gồm pháp nhân. Nhiều trường hợp cá nhân hoặc pháp nhân không thể ủy quyền cho Công ty luật hoặc Văn phòng luật sư đại diện cho mình.
Đối với những vụ kiện lao động do tập thể người lao động khởi kiện, Bộ luật tố tụng dân sự chưa xác định cá nhân hay tổ chức nào là đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động tham gia tố tụng tại Tòa án.
Trong những vụ việc một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và thường xuyên bị chồng, vợ của họ hắt hủi, đánh đập tàn tệ, họ không thể tự khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu ly hôn. Cha mẹ hoặc người thân thích của họ cũng không thể đại diện cho con để đưa đơn kiện ly hôn tại Tòa án. Do đó, quyền lợi hợp pháp của người vợ hoặc chồng trong trường hợp này không được pháp luật bảo vệ.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã khắc phục những hạn chế trên. Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định bổ sung về người đại diện trong tố tụng dân sự.
Theo đó, người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Người đại diện theo pháp luật cho tập thể lao động khởi kiện vụ án lao động là tổ chức đại diện tập thể lao động. Tổ chức đại diện tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.
Trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ, cha mẹ hoặc người thân thích của người đó được đại diện để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Những quy định mới trên về người đại diện đã tạo hành lang pháp lý tốt hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự.
Quy định này của của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực từ ngày 01/7/2016; Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Các tin khác
Video
Luật sư Trịnh Cẩm Bình đại diện bảo vệ quyền lợi cho Công ty GBS trong vụ án
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình bào chữa cho bị cáo Khối Hội sở trong vụ án Hà Văn Thắm-Ngân hàng Oceanbank
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi về chất lượng nhà tái định cư và nguyên nhân
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trả lời phỏng vấn về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Dịch vụ luật sư
Hỏi đáp
Liên kết website