Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng
19/02/2016 22:28
Trước đây, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 chưa có quy định về giải quyết vụ việc trong trường hợp chưa có luật áp dụng. Do đó, Tòa án đã từ chối thụ lý vụ án với lý do chưa có điều luật điều chỉnh. Một số các tranh chấp Tòa án đã từ chối thụ lý như kiện đòi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy đăng ký xe ô tô… Trong trường hợp này, người dân thường phải tự xử lý, gây mất trật tự an toàn xã hội.
Trước đây, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 chưa có quy định về giải quyết vụ việc trong trường hợp chưa có luật áp dụng. Do đó, Tòa án đã từ chối thụ lý vụ án với lý do chưa có điều luật điều chỉnh. Một số các tranh chấp Tòa án đã từ chối thụ lý như kiện đòi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy đăng ký xe ô tô… Trong trường hợp này, người dân thường phải tự xử lý, gây mất trật tự an toàn xã hội.
Để khắc phục hạn chế đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung quy định mới tại Khoản 2 Điều 4 BLTTDS “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Mục 3 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định chi tiết về vấn đề này.
Theo đó, trường hợp chưa có điều luật để áp dụng và các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định, Tòa án áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật hoặc nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc.
Đối với việc áp dụng tập quán, tập quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
Khi không có tập quán để áp dụng, Tòa án áp dụng tương tự pháp luật. Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
Khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự gồm: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không phân biệt đối xử; Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực, trên cơ sở tự do, tự nguyện, không xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác...
Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.
Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
Với việc bổ sung quy định mới về giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng, công dân đã được đảm bảo quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Quy định mới này có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2017.
Để khắc phục hạn chế đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung quy định mới tại Khoản 2 Điều 4 BLTTDS “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Mục 3 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định chi tiết về vấn đề này.
Theo đó, trường hợp chưa có điều luật để áp dụng và các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định, Tòa án áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật hoặc nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc.
Đối với việc áp dụng tập quán, tập quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
Khi không có tập quán để áp dụng, Tòa án áp dụng tương tự pháp luật. Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
Khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự gồm: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không phân biệt đối xử; Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực, trên cơ sở tự do, tự nguyện, không xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác...
Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.
Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
Với việc bổ sung quy định mới về giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng, công dân đã được đảm bảo quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Quy định mới này có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2017.
Các tin khác
Video
Luật sư Trịnh Cẩm Bình đại diện bảo vệ quyền lợi cho Công ty GBS trong vụ án
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình bào chữa cho bị cáo Khối Hội sở trong vụ án Hà Văn Thắm-Ngân hàng Oceanbank
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi về chất lượng nhà tái định cư và nguyên nhân
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trả lời phỏng vấn về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Dịch vụ luật sư
Hỏi đáp
Liên kết website