Chuyển người lao động làm công việc trái với Hợp đồng lao động
14/03/2017 20:25
Ngày 23/9/2012, bà K ký hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) với ngân hàng H, loại HĐLĐ không xác định thời hạn. Theo đó, bà K được nhận vào làm việc tại Ngân hàng với vị trí Trợ lý Hành chính. Từ khi ký HĐLĐ, bà K luôn thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Ngày 28/8/2015, bà K nhận được quyết định điều chuyển công tác với nội dung điều chuyển bà K từ vị trí Trợ lý Hành chính sang vị trí Nhân viên kinh doanh kể từ ngày 07/9/2015 (“Quyết định số 025”). Căn cứ để Ngân hàng H ra Quyết định số 025 là Điều 4 HĐLĐ và Điều 13 Thư mời nhận việc. Trong quyết định có nêu mức lương và phụ cấp của bà K được giữ nguyên không đổi, đồng thời Ngân hàng sẽ lập kế hoạch đào tạo nghiệp vụ cho bà K trong thời gian 03 tháng. Tuy nhiên, Quyết định số 025 lại không đề cập tới thời hạn điều chuyển công tác đối với bà K.
Ngân hàng H điều chuyển công tác đối với bà K theo quyết định trên có đúng quy định pháp luật lao động không?
Công ty luật Biển Đông trực tiếp giải quyết vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà K đã đưa ra quan điểm pháp lý như sau:
Quyết định số 025 của Ngân hàng H về việc điều chuyển công tác đối với bà K là trái với quy định pháp luật. Cụ thể như sau:
Bộ luật Lao động 2012 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ tại Điều 31 như sau:
“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”.
Đối chiếu quy định nêu trên, Ngân hàng H đã vi phạm một số điểm sau:
Một là, căn cứ ra quyết định điều chuyển công tác đối với bà K không đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, người sử dụng lao động chỉ được quyền điều chuyển người lao động làm công việc khác so với công việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ trong một số trường hợp luật định bao gồm:
(1) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
(2) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(3) Sự cố điện, nước;
(4) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Trong khi đó, Quyết định số 025 của Ngân hàng H chỉ dựa trên điều khoản trong HĐLĐ và trong Thư mời nhận việc có xác nhận của người lao động mà không căn cứ vào bất kỳ yếu tố luật định nào như đã nêu trên. Điều này đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động. Mặc dù trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động và người sử dụng lao động có quyền tự do thỏa thuận các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mỗi bên nhưng những thỏa thuận này phải phù hợp với quy định pháp luật. Ngân hàng H có quyền điều chuyển bà K làm công việc khác so với công việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ. Tuy nhiên, việc điều chuyển này phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động và Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo đó, Ngân hàng H chỉ được điều chuyển công tác đối với bà K khi gặp một trong bốn trường hợp nêu trên và phải ghi rõ lý do điều chuyển trong quyết định điều chuyển.
Hai là, Quyết định 025 vi phạm quy định về thời hạn điều chuyển người lao động.
Theo quy định tại Điều 31 nêu trên, người lao động chỉ có thể bị điều chuyển sang làm công việc khác trong thời gian tối đa 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Thời gian này chỉ được phép kéo dài hơn trong trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
Đối chiếu với Quyết định số 025, ngân hàng H chỉ đề cập tới thời điểm người lao động phải bắt đầu làm công việc mới mà không chỉ rõ thời gian làm công việc này là bao lâu. Bên cạnh đó, quyết định có nêu phía ngân hàng sẽ lập kế hoạch đào tạo nghiệp vụ cho bà K trong thời gian 03 tháng (tương đương 90 ngày). Như vậy, có thể hiểu thời hạn điều chuyển công việc đối với bà K đã vượt quá 60 ngày làm việc trong khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của bà K về vấn đề này.
Ba là, quy định về mức lương công việc mới mà bà K sẽ phải thực hiện theo Quyết định 025 không rõ ràng, không có sự đảm bảo thực hiện trong thời gian dài.
Theo quyết định này, bà K sẽ thực hiện công việc của một Nhân viên kinh doanh - công việc có tính đặc thù là lương của người lao động sẽ được tính trên cơ sở doanh số bán hàng, không có tính ổn định như lương của một Trợ lý Hành chính. Như vậy, trường hợp doanh số bán hàng của bà K không tốt thì mức lương không được bảo đảm so với công việc cũ.
Luật lao động quy định người lao động bị chuyển làm công việc khác so với HĐLĐ sẽ được hưởng lương theo công việc mới. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Công ty luật Biển Đông trực tiếp giải quyết vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà K đã đưa ra quan điểm pháp lý như sau:
Quyết định số 025 của Ngân hàng H về việc điều chuyển công tác đối với bà K là trái với quy định pháp luật. Cụ thể như sau:
Bộ luật Lao động 2012 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ tại Điều 31 như sau:
“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”.
Đối chiếu quy định nêu trên, Ngân hàng H đã vi phạm một số điểm sau:
Một là, căn cứ ra quyết định điều chuyển công tác đối với bà K không đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, người sử dụng lao động chỉ được quyền điều chuyển người lao động làm công việc khác so với công việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ trong một số trường hợp luật định bao gồm:
(1) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
(2) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(3) Sự cố điện, nước;
(4) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Trong khi đó, Quyết định số 025 của Ngân hàng H chỉ dựa trên điều khoản trong HĐLĐ và trong Thư mời nhận việc có xác nhận của người lao động mà không căn cứ vào bất kỳ yếu tố luật định nào như đã nêu trên. Điều này đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động. Mặc dù trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động và người sử dụng lao động có quyền tự do thỏa thuận các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mỗi bên nhưng những thỏa thuận này phải phù hợp với quy định pháp luật. Ngân hàng H có quyền điều chuyển bà K làm công việc khác so với công việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ. Tuy nhiên, việc điều chuyển này phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động và Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo đó, Ngân hàng H chỉ được điều chuyển công tác đối với bà K khi gặp một trong bốn trường hợp nêu trên và phải ghi rõ lý do điều chuyển trong quyết định điều chuyển.
Hai là, Quyết định 025 vi phạm quy định về thời hạn điều chuyển người lao động.
Theo quy định tại Điều 31 nêu trên, người lao động chỉ có thể bị điều chuyển sang làm công việc khác trong thời gian tối đa 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Thời gian này chỉ được phép kéo dài hơn trong trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
Đối chiếu với Quyết định số 025, ngân hàng H chỉ đề cập tới thời điểm người lao động phải bắt đầu làm công việc mới mà không chỉ rõ thời gian làm công việc này là bao lâu. Bên cạnh đó, quyết định có nêu phía ngân hàng sẽ lập kế hoạch đào tạo nghiệp vụ cho bà K trong thời gian 03 tháng (tương đương 90 ngày). Như vậy, có thể hiểu thời hạn điều chuyển công việc đối với bà K đã vượt quá 60 ngày làm việc trong khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của bà K về vấn đề này.
Ba là, quy định về mức lương công việc mới mà bà K sẽ phải thực hiện theo Quyết định 025 không rõ ràng, không có sự đảm bảo thực hiện trong thời gian dài.
Theo quyết định này, bà K sẽ thực hiện công việc của một Nhân viên kinh doanh - công việc có tính đặc thù là lương của người lao động sẽ được tính trên cơ sở doanh số bán hàng, không có tính ổn định như lương của một Trợ lý Hành chính. Như vậy, trường hợp doanh số bán hàng của bà K không tốt thì mức lương không được bảo đảm so với công việc cũ.
Luật lao động quy định người lao động bị chuyển làm công việc khác so với HĐLĐ sẽ được hưởng lương theo công việc mới. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Các tin khác
Video
Luật sư Trịnh Cẩm Bình đại diện bảo vệ quyền lợi cho Công ty GBS trong vụ án
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình bào chữa cho bị cáo Khối Hội sở trong vụ án Hà Văn Thắm-Ngân hàng Oceanbank
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi về chất lượng nhà tái định cư và nguyên nhân
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trả lời phỏng vấn về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Dịch vụ luật sư
Hỏi đáp
Liên kết website