Quyền lợi người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động
07/10/2016 21:46
Người lao động khi bị tai nạn lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng trợ cấp, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn lao động và được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
Người lao động bị tai nạn lao động được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b. Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c. Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b. Bị tai nạn lao động nhiều lần;
2. Hưởng trợ cấp:
a. Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
b. Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
c. Trợ cấp phục vụ:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
d. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương cơ sở.
đ. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
3. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a. Điều kiện:
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
b. Thời gian nghỉ:
- Nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ tối đa 7 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ tối đa 5 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
c. Mức hưởng: 30% lương cơ sở/ngày
4. Được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT BIỂN ĐÔNG
Địa chỉ: P301, số 5, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: 844-39 38 7405 - Email: lienhe@luatbiendong.vn
Người lao động bị tai nạn lao động được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b. Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c. Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b. Bị tai nạn lao động nhiều lần;
2. Hưởng trợ cấp:
a. Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
b. Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
c. Trợ cấp phục vụ:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
d. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương cơ sở.
đ. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
3. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a. Điều kiện:
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
b. Thời gian nghỉ:
- Nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ tối đa 7 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ tối đa 5 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
c. Mức hưởng: 30% lương cơ sở/ngày
4. Được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT BIỂN ĐÔNG
Địa chỉ: P301, số 5, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: 844-39 38 7405 - Email: lienhe@luatbiendong.vn
Các tin khác
- Tai nạn lao động tại nơi làm việc, trên tuyến đường đi và về được xác định thế nào ?
- Bộ luật lao động có quy định về gia hạn Hợp đồng lao động ?
- Chế tài xử lý đối với việc ký Hợp đồng lao động không đúng thời hạn quy định
- Hợp đồng lao động và gia hạn Hợp đồng lao động
- Vi phạm quy định pháp luật lao động về thời gian thử việc
Video
Luật sư Trịnh Cẩm Bình đại diện bảo vệ quyền lợi cho Công ty GBS trong vụ án
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình bào chữa cho bị cáo Khối Hội sở trong vụ án Hà Văn Thắm-Ngân hàng Oceanbank
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi về chất lượng nhà tái định cư và nguyên nhân
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trả lời phỏng vấn về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Dịch vụ luật sư
Hỏi đáp
Liên kết website