Giải quyết tranh chấp :
Giải quyết tranh chấp :

Vi phạm quy định pháp luật lao động về thời gian thử việc

03/03/2016 21:50

Thử việc là khoảng thời gian làm thử việc do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận và giao kết Hợp đồng thử việc.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định pháp luật về thời gian thử việc, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đối với lao động phổ thông, thời gian thử việc là 06 ngày nhưng phải sau 02 tháng, Công ty mới ký Hợp đồng lao động với người lao động. Lao động có trình độ chuyên môn thì phải sau 03 tháng thử việc mới được ký Hợp đồng.
Người lao động cần tìm hiểu nắm rõ luật lao động về thời gian thử việc để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi ký kết Hợp đồng lao động.

Thử việc là khoảng thời gian làm thử việc do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận và giao kết Hợp đồng thử việc.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định pháp luật về thời gian thử việc, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đối với lao động phổ thông, thời gian thử việc là 06 ngày nhưng phải sau 02 tháng, Công ty mới ký Hợp đồng lao động với người lao động. Lao động có trình độ chuyên môn thì phải sau 03 tháng thử việc mới được ký Hợp đồng.
Người lao động cần tìm hiểu nắm rõ luật lao động về thời gian thử việc để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi ký kết Hợp đồng lao động.
Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định về thời gian thử việc đối với người lao động.
Thời gian thử việc:
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện về thời gian thử việc như sau:
Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Tiền lương trong thời gian thử việc:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Giao kết Hợp đồng khi kết thúc thời gian thử việc:
Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc 30 đến 60 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc không quá 06 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Làm gì khi người sử dụng lao động vi phạm thời hạn thử việc.
Người sử dụng lao động vi phạm một trong các quy định dưới đây về thử việc thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
- Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
- Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động vi phạm một trong các quy định sau thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
- Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc
- Thử việc quá thời gian quy định
- Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó
- Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Ngoài hình thức phạt trên, người sử dụng lao động buộc phải khắc phục hậu quả, trả đủ 100% lương thử việc cho người lao động.
Khi người sử dụng lao động không thực hiện các quy định về thử việc, người lao động có quyền kiến nghị đến chủ sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở để yêu cầu chủ sử dụng lao động thực hiện đúng quy định. Trường hợp người sử dụng lao động vẫn cố tình vi phạm thì bị xử phạt theo quy định. 

Các tin khác