Chế tài xử lý đối với việc ký Hợp đồng lao động không đúng thời hạn quy định
06/10/2016 23:03
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết HĐLĐ theo một trong các loại sau:
(1) HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
(2) HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
(3) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Trường hợp người lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng cho đến khi HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động và người lao động phải ký HĐLĐ mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn.
(1) HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
(2) HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
(3) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Trường hợp người lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng cho đến khi HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động và người lao động phải ký HĐLĐ mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn.
Nếu không ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Trên thực tế, nhiều chủ sử dụng lao động thường e ngại việc ký HĐLĐ không xác định thời hạn với người lao động nên khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, họ tiếp tục ký thêm HĐLĐ xác định thời hạn mới. Có trường hợp chủ sử dụng lao động ký tới ba thậm chí là nhiều hơn nữa các HĐLĐ xác định thời hạn với cùng một người lao động. Điều này đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động, ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động..., hành vi trên được coi là hành vi vi phạm hành chính và người sử dụng sẽ bị xử lý như sau:
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Về quyền lợi của người lao động khi ký kết HĐLĐ xác định thời hạn lần thứ ba trở lên với cùng công việc và cùng người sử dụng lao động sẽ xử lý như sau: Do HĐLĐ xác định thời hạn lần thứ hai đã hết thời hạn, người lao động vẫn tiếp tục làm việc nên mặc nhiên sẽ hình thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Khi xảy ra tranh chấp, quyền lợi của người lao động sẽ được giải quyết như trường hợp hai bên ký HĐLĐ không xác định thời hạn.
Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT BIỂN ĐÔNG
Địa chỉ: P301, số 5, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: 844-39 38 7405 - Email: lienhe@luatbiendong.vn
Các tin khác
- Quyền lợi người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động
- Tai nạn lao động tại nơi làm việc, trên tuyến đường đi và về được xác định thế nào ?
- Bộ luật lao động có quy định về gia hạn Hợp đồng lao động ?
- Hợp đồng lao động và gia hạn Hợp đồng lao động
- Vi phạm quy định pháp luật lao động về thời gian thử việc
- Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu
Video
Luật sư Trịnh Cẩm Bình đại diện bảo vệ quyền lợi cho Công ty GBS trong vụ án
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình bào chữa cho bị cáo Khối Hội sở trong vụ án Hà Văn Thắm-Ngân hàng Oceanbank
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi về chất lượng nhà tái định cư và nguyên nhân
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trả lời phỏng vấn về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Luật sư Trịnh Cẩm Bình trao đổi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Dịch vụ luật sư
Hỏi đáp
Liên kết website